This forum has been archived. All content is frozen. Please use KDE Discuss instead.

Công nghệ cáp quang Gpon là gì? Công nghệ AON là gì?

Tags: None
(comma "," separated)
chimcu
Registered Member
Posts
2
Karma
0
Công nghệ cáp quang Gpon là gì? Công nghệ AON là gì? So sánh công nghệ Gpon và AON

Khi mà nhu cầu sử dụng internet của con người ngày càng gia tăng thì công nghệ cáp đồng đã không còn đáp ứng được nữa. Do đó công nghệ cáp quang đã được ra đời và các nhà cung cấp mạng dần chuyển dịch từ việc sử dụng cáp đồng sang cáp quang với hai công nghệ triển khai là AON và Gpon. Vậy công nghệ cáp quang AON là gì và công nghệ gpon là gì, mời bạn hãy tham khảo qua bài viết sau của chúng tôi nhé.

Image

1. Công nghệ Gpon là gì?

Công nghệ quang Gpon là công nghệ mạng cáp quang thụ động, được thiết kế theo chuẩn PON là viết tắt của từ tiếng Anh Passive Optical Network. Công nghệ Gpon là mô hình kết nối mạng theo kiểu Điểm – Đa điểm nhằm giảm chi phí triển khai. Các thiết bị kết nối giữa nhà mạng và khách hàng sử dụng bộ chia tín hiệu quang thụ động (không dùng điện).Trong đó mỗi thiết bị chia tín hiệu sẽ cung cấp cho từ 32 đến 64 thuê bao.

Vậy cấu trúc mạng Gpon như thế nào? Mạng Gpon có chứa hai thiết bị hoạt động chính đó là Optical Line Termination (OLT) và Optical Network Unit (ONU). Khi một sợi quang đơn được nối từ OLT tới một thiết bị quang thụ động Optical Splitter (OS) được đặt gần khu vực người sử dụng thì OS sẽ chia tín hiệu quang thành các đường khác nhau đến mỗi người dùng.

Gpon có hai cơ chế hoạt động đó là:
  • Hướng xuống (downstream: từ OLT đến user): Dữ liệu sẽ được truyền broadcast nhưng được mã hóa để tránh bị nghe trộm.
  • Hướng lên (upstream: từ user đến OLT): Dữ liệu sẽ được truyền trong một khe thời gian TDMA.
Ưu điểm của công nghệ Gpon:
  • Mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ nhất với đường truyền internet tốc độ cao và ổn định.
  • Giúp tiết kiệm chi phí về vật tư, chi phí nguồn điện, không gian hộp cáp, nhân lực bảo dưỡng và thời gian bảo trì.
  • Do sử dụng kiến trúc đa điểm cho nên tốc độ không bị suy giảm, tiêu hao.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như sấm sét, mưa bão.
  • Tốc độ download cao.
===>> Tham khảo Gói cước F5 FPT siêu tốc 27Mbps trọn gói 190k/tháng

2. Công nghệ cáp quang AON là gì?

Công nghệ AON là công nghệ đầu tiên được con người sử dụng khi lắp cáp quang là viết tắt của từ Active Optical Network hay còn gọi là mạng cáp quang chủ động. Mỗi một khách hàng sẽ có một đường truyền cáp quang chạy từ thiết bị trung tâm của nhà cung cấp cho tới tận nơi lắp đặt.

Mọi yêu cầu của khách hàng cần thông qua các thiết bị chia tín hiệu của Router, Switch, multiplexer. AON có khả năng truyền dữ liệu từ nhà cung cấp tới người dùng sử dụng có bước sóng là 1550nm, trong trường hợp ngược lại từ người dùng đến nhà cung cấp là 1310nm.

3. So sánh công nghệ mạng cáp quang AON và Gpon

Tính đến thời điểm hiện tại thì việc dùng internet cáp quang ở Việt Nam là khá phổ biến. Hai công nghệ chính trên cáp quang là Gpon và AON. Để có sự lựa chọn thích hợp nhất khi đăng ký lắp đặt mạng thì bạn cần phải so sánh sự giống và khác nhau giữa hai công nghệ này. Các tiêu chí để so sánh gồm có:
  • Băng thông trên mỗi thuê bao: Trong khi công nghệ AON là 100Mbps – 1Gbps thì Gpon lại là 2,5Gbps/1,25Gbps nếu như không dùng splitter.
  • Tăng băng thông tạm thời cho thuê bao: Công nghệ AON khá đơn giản còn Gpon lại khá phức tạp.
  • Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗi: Công nghệ AON ít còn số thuê bao chịu ảnh hưởng của Gpon lại rất nhiều.
  • Thời gian xác định lỗi: Công nghệ AON giúp xác định lỗi nhanh trong khi Gpon lại mất nhiều thời gian hơn.
  • Độ tin cậy của đường cáp đến thuê bao của AON khá cao do tùy mô hình mà khách hàng có thể được kết nối theo dual-homing, vòng tròn hay 2 kết nối còn độ tin cậy của Gpon lại thấp hơn do không có phương án 2 kết nối ở trên một Pon.
  • Chi phí triển khai: Chi phí cho công nghệ AON khá cao do mỗi thuê bao cần một sợi quang riêngcòn công nghệ Gpon lại giúp tiết kiệm chi phí vì sợi quang từ OLT được chia sẻ cho nhiều thuê bao thông qua bộ chia thụ động
  • Chi phí vận hành của công nghệ AON cao vì các thiết bị như Access Node đều cần cấp nguồn, hơn nữa lại có kích thước lớn nên yêu cầu không gian nhiều. Trong khi đó công nghệ Gpon lại cần chi phí vận hành thấp vì OLT có kích thước nhỏ, passive splitter cũng không cần nguồn.
===>> Xem ngay: Những điều CẦN BIẾT khi đăng ký Lắp mạng FPT

Chi phí nâng cấp của AON thấp do đặc tính điểm đến điểm cho nên việc nâng cấp băng thông khá đơn giản như chỉ cần thay thiết bị đầu cuối là được còn chi phí để nâng cấp của Gpon cao hơn do toàn bộ thuê bao ở trong một dây PON đều phải được nâng cấp.

Image

4. Các nhà mạng triển khai công nghệ Gpon tại Việt Nam

Như đã nói ở trên công nghệ Gpon sở hữu rất nhiều ưu điểm nên các nhà mạng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như FPT, VNPT, Viettel đều có xu hướng chuyển dịch dần sang công nghệ mới này. Ngoài việc tiết kiệm chi phí triển khai cho nhà mạng thì khách hàng khi sử dụng công nghệ Gpon sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như:
  • Chi phí lắp đặt thấp
  • Giá cước hàng tháng giảm đến mức tối đa
  • Tốc độ đường truyền cao
  • Dễ dàng tiếp cận với các ứng dụng internet cao cấp
  • Dễ dàng sử dụng các dịch vụ đi kèm của nhà mạng
  • Dễ dàng lắp đặt triển khai ở khoảng cách xa (lên đến 20km).
===>> Tìm hiểu Chi tiết về dịch vụ cáp quang FPT tại đây: https://kingfpt.com/cap-quang-fpt/

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn hai công nghệ cáp quang đó là AON và Gpon. Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về mạng cáp quang cũng như biết được đâu là sự lựa chọn thích hợp nhất của mình khi đăng ký lắp đặt internet.

===>> Trang chủ dịch vụ website đăng ký lắp đặt https://kingfpt.com


Bookmarks



Who is online

Registered users: Bing [Bot], Google [Bot], Sogou [Bot]